Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị ngoại trú nhiễm trùng đường hô hấp trên tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
-
Published:2024-07-24
Issue:
Volume:
Page:1-10
-
ISSN:2615-9686
-
Container-title:Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
-
language:
-
Short-container-title:HIUJS
Author:
Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh, Lê Thị Tường Vi Lê Thị Tường Vi, Phạm Cảnh Em Phạm Cảnh EmORCID
Abstract
Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh là mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến sự gia tăng tình trạng kháng thuốc. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá việc kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 2,341 bệnh nhi URTI, nghiên cứu ghi nhận độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi chiếm ưu thế (65.74%), tỷ lệ nam: nữ là 1.15: 1. Chẩn đoán viêm họng chiếm tỷ lệ cao nhất (71.59%). Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C), X-quang ngực, virus và vi sinh được chỉ định ở mức thấp và chỉ có xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhi được thực hiện ở mức cao (58.27%). Ngoài ra, liệu pháp đơn kháng sinh được sử dụng chính trong điều trị URTI với tỷ lệ phần trăm là 96% (n = 2,246), trong khi liệu pháp phối hợp với 2 loại kháng sinh chỉ chiếm khoảng 4% (n = 95). Amoxicillin/ acid clavulanic (51.77%), azithromycin (23.23%) và cefpodoxim (9.65%) được sử dụng nhiều nhất trong kê đơn điều trị URTI. Bên cạnh đó, amoxicillin/ acid clavulanic-azithromycin (penicillin-macrolid) cũng được sử dụng nhiều nhất trong điều trị phối hợp (54.75%). Kết quả nghiên cứu cho thấy kê đơn kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn về liều (26.89%) thể hiện cao hơn đáng kể so với không tuân thủ hướng dẫn về khoảng cách liều (4.80%). Kết luận: Các kháng sinh amoxicillin, cefpodoxim và cefditoren được kê đơn không phù hợp về liều và khoảng cách liều phổ biến nhất. Đặc biệt, loại kháng sinh (p <0.001) và số lần dùng/ngày (p <0.001) được tìm thấy có mối quan hệ đáng kể với sự kê đơn hợp lí về liều và khoảng cách liều trong điều trị URTI.
Publisher
Hong Bang International University
Reference13 articles.
1. [1] S.J. Alter, J.S. Bennett, K. Koranyi, A. Kreppel, R. Simon, “Common childhood viral infections,” Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care, vol. 45, pp. 21-53, 2015. 2. [2] K.E. Fleming-Dutra, A.L. Hersh, D.J. Shapiro, M. Bartoces, A. Enns, T.M. Jr. File, J.A. Finkelstein, J.S. Gerber, D.Y. Hyun, J.A. Linder, R. Lynfield, D.J. Margolis, L.S. May, D. Merenstein, J.P. Metlay, J.G. Newland, J.F. Piccirillo, R.M. Roberts, G.V. Sanchez, K.J. Suda, A. Thomas, T.M. Woo, R.M. Zetts, L.A. Hicks, “Prevalence of Inappropriate Antibiotic Prescriptions Among US Ambulatory Care Visits, 2010-2011,” JAMA., vol. 315, pp. 1864-1873, 2016. 3. [3] A.L. Hersh, M.A. Jackson, L.A. Hicks, “The Committee on Infectious Diseases. Principles of Judicious Antibiotic Prescribing for Upper Respiratory Tract Infections in Pediatrics,” Pediatrics, vol. 132, pp. 1146-1154, 2013. 4. [4] J. Fashner, K. Ericson, S. Werner, “Treatment of the common cold in children and adults,” Am Fam Phys., vol. 86, pp. 153-159, 2012. 5. [5] Centers for Disease Control and Prevention, “Antibiotic resistance threats in the United States,” 2013. Available online: http://www.cdc.gov/drugresistance/threat-report-2013/.
|
|