Author:
Ngô Trương Ngọc Mai,Trần Quang Hoàng Yến,Nguyễn Thị Ngọc Trâm,Tôn Thị Kiều Tiên,Cao Lưu Ngọc Hạnh,Đặng Huỳnh Giao
Abstract
Lần đầu tiên, đất sét bentonite có nguồn gốc Việt Nam, từ mỏ Kiện Khê, Hà Nam được khảo sát và tinh chế nhằm đạt tiêu chuẩn USP (Mỹ) như một nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Đất sét thô được xử lý sơ bộ, sau đó tinh chế bằng lắng và ly tâm 300 vòng/phút. Đất sét mịn được thu bằng ly tâm 4.000 vòng/phút trong 25 phút, và được khử khuẩn ở 1210C trong 30 phút. Thành phần hóa học gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3 lần lượt chiếm 53,82%; 12,69% và 23,25% và không chứa kim loại nặng như chì và asen. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét và kết quả phân tích kích thước hạt cho thấy bentonite có kích thước nhỏ và đồng đều hơn sau khi tinh chế, với kích thước hạt trung bình 0,469 µm. Đất sét sau khi biến tính với NaOH đạt giá trị pH trong khoảng 9,0-9,6. Vi sinh vật cũng không tìm thấy sau khi khử nhiễm. Với những kết quả này, bentonite Kiện Khê, Hà Nam sau tinh chế đã đạt tiêu chuẩn USP để có thể sử dụng như một nguyên liệu trong mỹ phẩm.
Reference21 articles.
1. Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam IV. (2002).
2. Bùi, V. T., Trần, V. D., & Trần, T. X. M. (2019). Nghiên cứu điều chế vật liệu bentonite lai vô cơ/hữu cơ và ứng dụng xử lý phenol đỏ, Mn (II) trong nước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(6).
3. Chu, T. B. C. (2018). Nghiên cứu quy trình tẩy trắng dầu Neem (Azadirachta indica A. Juss) phục vụ sản xuất mỹ phẩm: Báo cáo chương trình tổng kết đề tài chương trình sinh viên NCKH Năm 2018.
4. Characterization of Tunisian clay suitable for pharmaceutical and cosmetic applications;Gamoudi;Applied Clay Science,2017
5. Pereira J. X. & Pereira T. C. (2018). Cosmetics and its Health Risks. Global Journal of Medical Research: B Pharma, drug discovery, toxicology & Medicine 18 (2)