1. Hình 1: Sự thay đổinhiệt độ đất giồng khoai trong ngày khi sử dụng màng phủ khác nhauở thời điểm xử lý xuống củ
2. Chiều dài dây khoai lang ở thời điểm 14 ngàysau trồng (NST) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức thí nghiệm (Bảng 1). Ở nghiệm thức phủ màng phủ trong suốt có chiều dài dây dài nhất 27,5 cm. Tuy nhiên, ở nghiệm thức phủ bạc và đối chứng chiều dài dây không khác nhau. Kết quả ở Bảng 1 cho thấy số nhánh ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất so với 2 nghiệm thức còn lại. Hanada (1991) chứng minh rằng dùng màng phủ giúp tăng nhiệt độ đất vào ban ngày, duy trì được ẩm độ đất, bảo vệ sa cấu và dinh dưỡng của đất. Ojeniyi and Adetoro (1993) và Awodum and Ojeniyi (1999) cho rằng màng phủ cải thiện các hoạt động sinh học trong đất, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng do đó làm tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua các hoạt động phân hủy các chất hữu cơ trong đất. Điều này có thể là nguyên nhân giúp cho dây khoai lang có phủ màng phủ phát triển nhanh hơn không phủ.
3. Bảng 1: Chiều dài dây và số nhánh trên cây khoai lang ảnh hưởng bởi màng phủ ở 14 và 28 ngày sau khi trồng
4. Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.**: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. NST: ngày sau trồng
5. Kết quả Hình 2 cho thấy tỷ lệ SĐCKL ở nghiệm thức đối chứng cao nhất ở tất cả các giai đoạn, còn nghiệm thức màng phủ trong suốt thì không thấy xuất hiện SĐCKL ở giai đoạn từ 103 ngày đến 125 ngày sau khi trồng. Sâu đục củ xuất hiện thấp ở các lần lấy mẫu trong giai đoạn này, củ khoai ở nghiệm thức màng phủ trong suốt còn nhỏ và có dây vẫn không có củ. Tuy nhiên, đến giai đoạn thu hoạch 136 ngày thì tỷ lệ SĐCKL của nghiệm thức màng phủ trong suốt (5,5%) cao hơn màng phủ bạc (4,8%). Còn đối với nghiệm thức màng phủ bạc so với đối chứng thì có tỷ lệ SĐCKL thấp hơn từ đầu vụ đến cuối vụ, đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch thì có tỷ lệ SĐCKL thấp nhất so với hai nghiệm thức còn lại.