Author:
Phùng Thị Hằng,Nguyễn Thị Yến Lan,Phan Thành Đạt,Phạm Đông Hải,Đỗ Tấn Khang,Lưu Lưu Hồng Trường,Nguyễn Trọng Hồng Phúc
Abstract
Dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (V. Tiegh.) Lec.) với tên gọi dân gian tại các tình vùng đồng bằng sông Cửu Long là Mộc bá huê, chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau theo các kinh nghiệm truyền miệng của người dân sinh sống tại đây. Dó đất hình cầu là loài ký sinh bắt buộc với phần rễ của một số cây lâu năm và được tìm thấy với số lượng rất ít ở vùng núi An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài B. latisepala. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B. latisepala có hoa phân tính, ra hoa vào tháng 10-12 và chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Cấm, núi Tô và núi Dài thuộc tỉnh An Giang. B. latisepala có củ phân nhánh, toàn cây có màu vàng đặc trưng với bề mặt củ có màu vàng sẫm, phát hoa và lá có màu vàng nhạt. Vi phẫu củ, phát hoa, lá của B. latisepala được ghi nhận có nhiều bó libe – gỗ và khối nhựa màu cam nâu.
Reference18 articles.
1. Chi, V. V. (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Y học, trang 802-803.
2. Eberwein, R., Nickrent, D. L., & Weber, A. (2009). Development and morphology of flowers and inflorescences in Balanophora papuana and B. elongata (Balanophoraceae). American Journal of Botany, 96(6), 1055-1067. https://doi.org/10.3732/ajb.0800289
3. Hộ, P. H. (2001). Cây cỏ Việt Nam (Quyển 2). Nhà xuất bản Trẻ, trang 140-142.
4. Kawakita, A., & Kato, M. (2002). Floral biology and unique pollination system of root holoparasites, Balanophora kuroiwai and B. tobiracola (Balanphoraceae). American Journal of Botany, 89(7), 1164-1170. https://doi.org/10.3732/ajb.89.7.1164
5. Kim, J. H., & Won, H. (2013). Identification of host plant species of Balanophora fungosa var. indica from Phnom Bokor National Park of Cambodia using DNA barcoding technique. Korean Journal of Plant Taxonomy, 43(4), 252-262. https://doi.org/10.11110/kjpt.2013.43.4.252