Mô hình hóa sự thay đổi sử dụng đất dựa trên lựa chọn đa tiêu chí: Trường hợp nghiên cứu ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
-
Published:2021-11-19
Issue:Environment and Climate change
Volume:57
Page:115-125
-
ISSN:2815-5599
-
Container-title:Can Tho University Journal of Science
-
language:
-
Short-container-title:CTUJSVN
Author:
Trương Chí Quang,Nguyễn Thị Kim Loan,Lê Vũ Bằng,Phạm Thanh Vũ,Nguyễn Hồng Thảo
Abstract
Sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đặt ra cho công tác quản lý đất đai nhiều thách thức trong việc đảm bảo thực hiện các kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Bài viết nhằm xây dựng mô hình mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất dưới tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Phương pháp xây dựng mô hình dựa trên tiếp cận mô hình hóa đa tác tử (agent-based modeling) trên phần mềm GAMA. Trong đó quá trình ra quyết định sử dụng đất dựa trên phân tích đa tiêu chí với các tiêu chí chính bao gồm gồm tỷ lệ kiểu sử dụng đất ở các ô lân cận, thích nghi đất đai, lợi nhuận và mức độ thuận lợi khi chuyển từ kiểu hiện tại sang loại khác. Dữ liệu đầu vào để mô phỏng là bản đồ sử dụng đất các năm 2010, 2015 và 2020 của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp và đã được hiệu chỉnh bản đồ sử dụng đất năm 2015 (với Kappa = 0,71). Mô hình đã được kiểm chứng với bản đồ sử dụng đất năm 2020 với tỷ lệ sai số mô phỏng (nRMSE) là 5,2%. Kết quả mô phỏng cho thấy đất lúa có xu hướng chuyển đổi sang đất trồng lúa - rau màu, chuyên màu, cây ăn quả lâu năm để thích ứng với điều kiện khí hậu năm 2030. Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy mô hình là một công cụ hiệu quả giúp người quản lý đất đai và nông dân xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
Publisher
Can Tho University
Reference22 articles.
1. Castella, J. C., Trung, T. N., & Boissau, S. (2005). Participatory simulation of land-use changes in the northern mountains of Vietnam: The combined use of an agent-based model, a role-playing game, and a Geographic Information System. Ecology and Society, 10(1). DOI: http://dx.doi.org/10.5751/ES-01328-100127 2. FAO, 1976. A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32, FAO, Rome 3. Hien, N. X., Tho, T. Q., Khoi, N., Ngoc, N. V., Dong, T., Phong, N. D., MInh, V. Q., Mi, N. T. H., Diem, P. K., Wassmann, R., Hoanh, C. T., & Tuong, T. P. (2016). Climate Change Affecting Land Use in the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems (CLUES), SMCN/2009/021 Theme 1: Location-specific impact and vulnerability assessment. Unpublished. http://rgdoi.net/10.13140/RG.2.1.2636.3764 4. Hyndman, R. J., & Koehler, A. B. (2006). Another look at measures of forecast accuracy. International Journal of Forecasting, 22(4), 679-688. https://doi.org/10.1016/j.ijforecast.2006.03.001 5. Jacovides, C. P., & Kontoyiannis, H. (1995). Statistical procedures for the evaluation of evapotranspiration computing models. Agricultural Water Management, 27(3), 365-371. https://doi.org/10.1016/0378-3774(95)01152-9
|
|