Abstract
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp sử dụng mảnh ghép tổng hợp polypropylene trong phẫu thuật điều trị phục hồi sàn chậu trên các bệnh nhân sa tạng vùng chậu tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Đối tượng, phương pháp: Mô tả tiến cứu loạt ca bệnh nữsa tạng vùng chậu được phẫu thuật sửdụng mảnh ghép tổng hợp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 6/2020 đến 6/2021, có 48 bệnh nhân được phẫu thuật với độ tuổi trung bình 61,3 tuổi. Số bệnh nhân có lần mang thai con lần 3 trở lên là 83,3 %. Tỷ lệ sa bàng quang là 89,5%, sa tử cung là 83,3%, sa trực tràng 31,2%. Phẫu thuật nội soi chiếm 72,8% và qua đường âm đạo chiếm 28,2%. Thời gian nội soi cố định sàng chậu vào mỏm nhô 130 ± 39 phút, với lượng mất máu 160 ± 37 ml. Thời gian đặt mesh thành trước âm đạo là 61 ± 6 phút, với lượng máu mất 56 ± 13 ml. Tai biến đau vùng xương cụt là 3/48 bệnh nhân, tỷ lệ bàng quang tăng hoạt sau mổ chiếm 3/48 bệnh nhân.
Kết luận: Sử dụng mảnh ghép tổng hợp phục hồi sàng chậu đường âm đạo và đường nội soi ổ bụng là an toàn và hiệu quả trong điều trị sa tạng vùng chậu, không có trường hợp nào tái phát trong thời gian theo dõi. Tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp, cải thiện chất lượng cuộc sống sau mổ.
ABSTRACT
EVALUATING THE EARLY OUTCOMES OF USING POLYMERIC MESHES IN SURGICAL MANAGEMENT OF PELVIC FLOOR PROLAPSE AT THE OBSTESTRICS DEPARTMENT OF NGHE AN GENERAL FRIENDSHIP HOSPITAL
Objectives: To evaluate the effectiveness and safety of polypropylene mesh in the surgical reconstruction of pelvic floor in patients with pelvic organ prolapse (POP) at Nghe An Friendship General Hospital.
Methods: Case reports of female patients with pelvic organ prolapse treated at Nghe An General Friendship Hospital who assigned for surgery to reconstruct the pelvic floor with polymeric mesh.
Results: Between June 2020 to June 2021, among 48 selected patients underwent surgery, the average age was 61.3 years, the proportion of patients who were in pregnant equal to or greater than 3 times was 83.3%; The proportion of bladder prolapse, uterine prolapse and rectus prolapse were 89.5%, 83.3% and 31.2%, respectively. Laparoscopic surgery accounted for 72.8% of total cases and sacrocolpopexy accounted for 28.2%. The average time of sacrocolpopexy was 130 ± 39 minutes with the blood loss of 160 ± 37 ml. The average time of mesh placement for reconstruction of the anterior wall of the vagina was 61 ± 6 minutes, the average blood loss was 56 ± 13 ml. Sacral pain occurred in 3 out of 48 patients. Overactive bladder was seen in 3 out of 48 patients.
Conclusions: The placement of polymeric mesh to repair the pelvic organ prolapse can be perfomed transvaginal or laparoscopy surgery. In our study, there was no recurrence during follow - up. The rate of early and long term complications was low. The quality of life of patients was improved after surgery.