Affiliation:
1. . Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dẫn lưu hồi tràng thực hiện với vai trò làm giảm tỷ lệ rò miệng nối trong phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng đã được nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, những biến chứng liên quan đến dẫn lưu hồi tràng vẫn chưa được quan tâm. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của dẫn lưu hồi tràng đối với người bệnh phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 51 người bệnh ung thư trực tràng được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng có miệng nối thấp được làm dẫn lưu hồi tràng bảo vệ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 từ 7/2018 đến tháng 12/2021.
Kết quả: Trong 51 người bệnh có 30 nam và 21 nữ, độ tuổi trung bình là 62,6, giai đoạn bệnh trước mổ I, II, III lần lượt là 11,8%, 13,7% và 74,5%. Tỷ lệ rò miệng nối là 7,8%, trong đó rò độ A, B, C lần lượt là 3,9%, 1,9% và 1,9%. Biến chứng liên quan đến dẫn lưu hồi tràng: Tỷ lệ biến chứng chung là 37,3%, trong đó, tắc ruột 13,7% (7/51), sa lồi 5,9% (3/51), rò miệng nối hồi tràng 1,96% (1/51), viêm da 23,5% (12/51), nhiễm khuẩn vết mổ 11,8% (6/51), mất nước điện giải 3,9% (2/51).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng có làm dẫn lưu hồi tràng bảo vệ miệng nối gặp các biến chứng liên quan đến dẫn lưu hồi tràng như tắc ruột, sa lồi, viêm da, nhiễm khuẩn vết mổ, rò miệng nối hồi tràng.
Từ khóa: Ung thư trực tràng, dẫn lưu hồi tràng, rò miệng nối trực tràng.
Abstract
Introduction: The role of stoma diversion in reducing the rate of anastomosis leakage in surgery for rectal cancer has been mentioned by many researchers. However, complications related to stoma diversion affecting the quality of treatment have not been considered. The study aimed to evaluate the effect of stoma diversion on patients undergoing surgery for rectal cancer.
Patients and methods: A retrospective descriptive study on 51 rectal cancer patients who underwent laparoscopic total mesorectal excision (TME) with low anastomosis and had protective ileostomy at 108 Central Military Hospital from July 2018 to December 2021.
Results: In 51 patients with 30 men and 21 women, the mean age was 62.6, and the preoperative stages I, II, and III were 11.8%, 13.7%, and 74.5%, respectively. The anastomotic leakage rate was 7.8%, in which degrees A, B, and C leakage were 3.9%, 1.9%, and 1.9%, respectively. Complications related to ileostomy: The overall complication rate was 37.3%, of which intestinal obstruction was 13.7% (7/51), stoma prolapse 5.9% (3/51), ileostomy fistula 1.96% (1/51), dermatitis 23.5% (12/51), wound infection 11.8% (6/51), dehydration 3,9% (2/51).
Conclusion: Laparoscopic surgery for rectal cancer with an ileostomy to protect the anastomosis encountered complications related to ileostomy, such as intestinal obstruction, prolapse, dermatitis, wound infection and dehydration.
Keywords: Rectal cancer, ileostomy, colorectal anastomotic leak.
Publisher
Vietnam Association for Surgery and Endolaparosurgery